Not seeing a Scroll to Top Button? Go to our FAQ page for more info. Youngdad.vn

Sunday, June 15, 2014

Đàn ông Việt đâu cần soi gương

Đối với đàn ông thành phố, sự trang điểm bây giờ chủ yếu dùng xe cộ đắt tiền, điện thoại xịn, bồ xinh, cha mẹ thành đạt, gương đâu có tác dụng bao nhiêu.

1. Đàn ông Việt chả cần soi gương, vì ai cũng biết gương chủ yếu để trong phòng tắm. Mà tắm không phải là một hành động đàn ông Việt thích làm thường xuyên. Bằng chứng là gần như tất cả các loại sữa tắm khi quảng cáo đều dùng nhân vật nữ. Và cũng chỉ nữ mới thích chụp hình áo tắm trên tạp chí, đàn ông rất ít khi thể hiện bằng cách này.

Cũng có một quảng cáo khá nổi tiếng, miêu tả người đàn ông vào sân bay đánh nhau rồi sau đó tắm vòi sen. Một số đàn ông bây giờ đánh ai đâu có đánh bằng chân tay, cho nên kiểu tắm như thế cũng không quá phổ biến.

2. Đàn ông Việt chả cần soi gương, vì soi gương mục đích cuối cùng là nhìn lại chân dung mình. Nhưng một số đàn ông hiện nay chỉ cần ngồi ở quán nước chè, ở quán bia là nhìn được cả thế giới, bàn chuyện năm châu bốn biển, những tồn tại của thế kỷ và những mục tiêu của thời đại, mặt mũi vợ con đôi khi còn chưa rõ, nói gì tới mặt mũi của bản thân.

3. Đàn ông Việt không cần soi gương vì soi gương thường phải chải đầu. Đầu một người đàn ông chân chính không dùng để chải, mà để sáng tạo. Rất nhiều đàn ông Việt tin chắc mình đã, đang và sẽ sáng tạo ra nhiều điều vĩ đại, nhưng chung quanh không chịu chấp nhận, chính vì thế cuộc sống mới còn nhiều khó khăn. Nói một cách khác, rất đông đàn ông Việt hài lòng với trí tuệ của mình, nhưng không hài lòng với hoàn cảnh của mình. Và lỗi luôn luôn thuộc về xã hội.

4. Đàn ông Việt không cần soi gương, vì gương chỉ là một vật thể phản chiếu. Mà tính phản chiếu hiện nay thì một số báo mạng còn chi tiết hơn gương đến cả ngàn lần. Chỉ cần liếc vào đó một phút, đàn ông cũng ngay lập tức đang lộ hàng, ai đang ly dị ai, ai đang yêu ai và ai sắp cãi nhau với ai. Xã hội được phản chiếu trong gương, cái gương đó rõ đến từng chi tiết, từng dự định và mưu đồ. Gương thủy tinh nào nghĩa lý gì.

5. Đàn ông Việt thật chả cần nhìn vào gương vì gương là để trang điểm, chủ yếu dùng phấn son. Đối với đàn ông thành phố, sự trang điểm bây giờ chủ yếu dùng xe cộ đắt tiền, điện thoại xịn, bồ xinh, cha mẹ thành đạt, gương đâu có tác dụng bao nhiêu.



6. Đàn ông Việt hiện không cần soi gương vì một số nghĩ rằng mặt trái của gương mới là mặt phải.

7. Đàn ông Việt không chịu soi gương, vì có nhà văn đã viết, một nửa đàn ông là đàn bà. Mà hiện nay rất nhiều đàn bà khi yêu đã không nhìn tấm gương của đàn bà khác. Biết bao gã chẳng ra gì, chỉ nhờ cái mẽ ngoài hoặc nhờ một số tài sản vớ vẩn nhưng biết cách thổi phồng là yêu được hết cô nọ tới cô kia.

8. Đàn ông Việt không chịu soi gương, vì đàn ông Mỹ cũng đâu có soi gương.

9. Đàn ông Việt không chịu soi gương, vì họ đâu đọc chuyện cổ tích Bạch Tuyết và bảy chú lùn, trong đó mù phù thủy suốt ngày soi gương rồi hỏi “gương kia ngự ở trên tường, nước ta ai đẹp muôn phần hơn ta?”.

Đàn ông bây giờ không sợ đứa đẹp hơn mình, không sợ đứa thông minh hơn, chỉ sợ đứa nhanh hơn mình, mà thứ ấy chả gương nào chỉ ra được.
Blogger Tricks

Phụ nữ ơi

Gửi em, nàng tiên và thiên thần của đời này và mãi mãi nếu còn có đời sau, sau nữa...

Nàng là nữ, và người phụ nữ thì chính là nàng! Nàng có thật là cô gái hay là nàng tiên mà sao không thể nào bằng ngôn ngữ tả được. Trời ơi, hào quang từ nào, hương thơm ngát từ nàng tỏa ra như một tuyệt thế giai nhân của trần gian!

Hỡi nàng ơi, tôi đặt hai tay lên ngực, nơi trái tim và nói: Nàng là người ngây ngất men say, tươi như hoa, như mời gọi nụ hôn, tuyệt vời như thiên thần, nhưng hiểm nguy như lửa bỏng – cái nhìn dịu dàng nhưng khao khát, lời nói ngọt ngào, nụ cười toả sáng...

Nói chung thì nàng thật khêu gợi, tuyệt thế giai nhân, danh nổi như cồn, quý tộc, quý phái, đầy phong cách, cực kỳ nghệ sĩ, thanh lịch, trang nhã, lịch thiệp, toả sáng, dễ chịu, không thể bắt chước, không hề lặp lại, sành điệu, có gu, đáng yêu, giàu trí tưởng tượng, mềm mại và thanh mảnh, thoát dáng, xứng đáng mọi thứ trên đời, dữ dội, ngộ nghĩnh, ngây thơ, dễ thương, khả ái, rực rỡ, cuốn hút, quảng giao, khiêm tốn, chói sáng, đam mê, đắm say, vẫy gọi, nồng nàn, láu lỉnh, ma mị, nhạy cảm, ngọt ngào, lạ thường, làm mê đắm, chân thành, nội tâm, kín đáo, ý nhị, vị tha, dịu dàng, âu yếm, như mật ngọt, chu đáo, đồng cảm, kiêu hãnh, tài năng, gây choáng váng, lãng mạn, quyến rũ, có đức tin, lấp lánh, rạng ngời, huyền ảo, ảo diệu, vui tươi, luôn mới mẻ, thiên phú, bùng phát, khao khát, nóng bỏng, nhạy cảm, trung hậu, đảm đang, dũng cảm, huyền diệu, ai cũng mong chờ, prồ, không đủ lời khen, chăm chỉ, chịu khó, luôn chân luôn tay, có bàn tay vàng, khéo tay, khéo léo, giỏi giang, quán xuyến, thạo việc, chịu thương chịu khó, tự chủ, ấn tượng, xuyên thấu, thấu thị, chân thành, tinh tế, đẳng cấp, trung thực, chấn động, phi phàm, thông minh, ham hiểu biết, đầy nghị lực, dễ mến, nghịch ngợm, lạc quan, không thể thiếu, ngon như trái chín, nhí nhảnh, vui nhộn, hoạt bát, sôi nổi, nhiệt huyết, chín chắn, từng trải, thùy mị, e lệ, ngọc ngà, bí ẩn, bí hiểm, vô giá, bướng bỉnh, yêu đời, dịu hiền, chịu đựng, cuốn hút, trong trắng, ngây thơ, tự tin, thông tuệ, sắc sảo, sáng ý, thông minh, thông tuệ, trắng trẻo, hào phóng, xinh đẹp, kiều diễm, diễm lệ, uyển chuyển, duyên ngầm, lý tưởng, có hương thầm, nghịch ngợm, tinh nghịch, hoạt bát, hoàn hảo, e lệ, chung thủy, khơi lửa, vững vàng, đáng tin cậy, có trước có sau, chung thủy, mơ mộng, hài hước, bất khuất, tấm lòng vàng, kiểu mẫu, mến khách, chịu đựng, nhẫn nại, bền bỉ, kiên trì, kiên gan, đặc biệt, độc đáo, nổi bật, trẻ trung, không có tuổi, thách thức thời gian, sáng tạo, chủ động, hiếm có, khó với, nhanh nhẹn, cá tính, quý báu, hiếm gặp, láu lỉnh, khó đoán, tay hòm chìa khóa, cân đối, nghiêm nghị, đoan trang, vị tha, lo xa, đẹp như tranh vẽ, hy sinh, tận tụy, lợi khẩu, đầy mâu thuẫn, quên mình, hào phóng, nhẹ nhõm, dễ tha thứ, tin người, đỏng đảnh, vô tư, cảm thông, đồng cảm, ý nhị, sáng ý, ý tứ, nuột nà, khỏe mạnh, nhanh nhẹn, tươi tắn, tinh nghịch, hài hước, mạnh bạo, mạnh mẽ, mong manh, khó nắm bắt...



Còn trong tình yêu thì nàng như một thiên thần, huyền diệu, tỏa sáng, lấp lánh, tuyệt mỹ, thần thánh, mê ly, ngọt lịm, mê hồn, ám ảnh, khiêu khích, chinh phục, làm mê muội, phi thường, trên cả tuyệt vời, nồng nàn, nóng bỏng, bốc lửa, đầy hấp lực, vĩ đại, phồn thực, sung mãn, ma mị, duyên dáng, không thể quên, sáng tạo, đỏng đảnh đáng yêu, ngọt ngào, bay bổng, êm ái, dịu dàng, đầy cảm hứng, sôi sục, như bão giông, như cổ tích, như nữ chiến binh Amazon, huyền diệu, quyến rũ, như bùa ngải, ấn tượng, nôn nao, nổi loạn, ấm áp, mặt trời nhỏ, hay e thẹn, gây xao xuyến, gây rạo rực, làm xốn xang, làm điên đảo, đầy nữ tính, đầy khát khao, cám dỗ, quyến rũ, đầy thuyết phục, bùng nổ, tuyệt diệu, bột phát, không lời nào tả xiết, luôn bất ngờ, không thể thay thế...

Và tất nhiên điều nhất thiết phải nói: Nàng là người yêu thương nhất, nhất, nhất (n lần nhất, n mũ n mũ n...) trên đời!

Giới trẻ Việt Nam “ngộ độc” truyện ngôn tình Trung Quốc

Vài năm trở lại đây, đông đảo bạn trẻ, đặc biệt là phái nữ say mê đọc những cuốn truyện ngôn tình “sướt mướt” của Trung Quốc. Những tác phẩm nổi bật được truyền tay nhau, thậm chí cả trên mạng xã hội, các diễn đàn, các website tăng với tốc độ chóng mặt gây nên tình trạng đáng báo động về “ngộ độc” truyện ngôn tình.

Dòng văn học “thống trị” các nhà sách

Hiện nay, đến các con phố chuyên kinh doanh sách ở Hà Nội như Phạm Văn Đồng, Đinh Lễ, Nguyễn Xí có thể thấy các tập truyện ngôn tình xếp dày trên các giá sách với đủ thể loại như: Xuyên không (nhân vật vượt giới hạn thời gian - không gian), cung đấu (đấu đá, tranh đoạt trong cung đình), huyền huyễn (truyện có yếu tố phép thuật, kỳ ảo), võng du (truyện miêu tả song song cuộc sống ảo trên mạng và ngoài đời thực của nhân vật),…

Anh Thắng, bộ phận phát hành của một công ty sách tại Hà Nội cho biết: “Những dòng truyện ngôn tình này đa phần độc giả là con gái. Không chỉ công ty chúng tôi mà một số nhà sách cũng phát hành khá nhiều. Hiện nay truyện ngôn tình chiếm khoảng 50-70% lượng phát hành sách của chúng tôi”.

Ngôn tình là dòng sách đến từ Trung Quốc, trong đó, “ngôn” là ngôn ngữ, “tình” là tình yêu. “Ngôn tình” có thể hiểu là thể loại văn chương dùng ngôn ngữ để nói về tình yêu.

Ở Trung Quốc, tiểu thuyết ngôn tình đặc biệt hấp dẫn giới trẻ. Những câu chuyện ăn khách nhất được chuyển thể thành phim. Khán giả quan tâm từ khâu tuyển chọn diễn viên cho phim cho thấy đất sống của dòng văn học này trong giới trẻ Trung Quốc mạnh mẽ như thế nào.

Tại Việt Nam, thời gian đầu, các câu chuyện ngôn tình được đăng tải rất nhiều trên các website, tuy nhiên, do được độc giả Việt Nam đón nhận nhiệt tình nên dòng truyện này đã được xuất bản thành sách và bán rộng rãi tại các cửa hàng sách trên toàn quốc.

“Ngộ độc” truyện ngôn tình

Nội dung chủ yếu của truyện ngôn tình là các câu chuyện diễm tình, lãng mạn. Mô-típ kiểu chàng đẹp trai lạnh lùng và giàu có tài ba say mê một cô gái cá tính, giàu tự trọng nhưng nghèo khó. Kết quả tình yêu nảy nở, trai đẹp quỳ cầu hôn cô gái nghèo. Chuyện tình đẹp như mơ khiến các bạn trẻ đọc sách không thể rời mắt.

Bên cạnh đó, các tiểu thuyết ngôn tình thường xây dựng nhân vật nam chính và nữ chính rất lý tưởng. Nam chính thường được xây dựng với vẻ ngoài hoàn mỹ, tính cách bên ngoài lạnh lùng nhưng thực ra lại rất chiều chuộng, quan tâm cô gái mình yêu thương, đánh trúng tâm lý của các độc giả nữ. Còn nữ chính cũng được miêu tả xinh đẹp, thuần khiết, tâm hồn trong sáng hoặc cá tính mạnh mẽ, thông minh, sắc sảo vượt lên hoàn cảnh.

Cốt truyện thường đi vào những câu chuyện tình “sướt mướt”, bên cạnh đó, tác giả cũng đi sâu vào những chi tiết nhỏ nhặt nhưng rất chân thực, tạo cảm giác gần gũi cho độc giả. Chính vì thế, không ít độc giả đã xem những cuốn truyện ngôn tình như “sách gối đầu giường”. Nhiều bạn say sưa đọc truyện cả đêm không ngủ.



Những câu chuyện tình yêu trong tiểu thuyết ngôn tình dễ khiến độc giả trẻ đắm chìm trong thế giới ảo.

Hồng, Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ: “Những cuốn truyện như Bên nhau trọn đời của Cố Mạn hay Ánh trăng không hiểu lòng tôi của Tân Di Ổ là những truyện mình thích nhất. Có khi nghiền suốt cả đêm không biết chán rồi ban ngày ngủ bù. Hiện tại mình đang nghiền tiếp cuốn Tôi như ánh dương rực rỡ”.

Trong truyện ngôn tình có những chuyện tình đẹp lung linh, những nhân vật đẹp hoàn hảo dễ khiến người trẻ quá thần tượng nhân vật trong truyện mà đắm chìm vào thế giới ảo, để rồi khi rời trang sách trở lại cuộc đời thực lại cảm thấy hụt hẫng, chán nản cuộc sống hay tình yêu của mình không đẹp như trong truyện.

“Đọc nhiều “soái ca” với những câu chuyện tình đẹp như mơ cũng khiến mình hay mơ mộng, nhiều khi hi vọng mình cũng sẽ gặp được những tình tiết lãng mạn, bất ngờ như truyện lắm. Tuy nhiên, đọc truyện ngôn tình từ khi lên đại học đến giờ mình vẫn chưa gặp tình huống nào giống truyện nên đôi lúc cũng thấy hụt hẫng”, Ngọc Minh - Đại học Sư phạm tâm sự.

Không chỉ vậy, một số tác giả truyện ngôn tình hiện nay còn đưa yếu tố tình dục vào tác phẩm như một gia vị không thể thiếu với hi vọng tăng lượng độc giả cho tác phẩm của mình. “Có những cuốn ghi chú thích 18+” hoặc “ngôn tình sắc” nhưng mình không để ý, đến khi đọc gặp phải những cảnh “nóng” thấy ngượng ghê. Nhưng có đứa bạn mình thấy “hứng” khi đọc cảnh đó, sinh ra tò mò, lần sau lại tìm đọc tiếp”, Dung - Học viện hành chính chia sẻ.

Bên cạnh ngôn tình, dòng văn học mạng khởi nguồn từ Trung Quốc còn có một số loại sách cũng thu hút lượng độc giả đông đảo, chỉ sau truyện ngôn tình như: Đam mỹ (chuyện tình yêu giữa nam - nam), cấm luyến (tình yêu giữa anh - em/chị - em ruột thịt)... dễ gây những suy nghĩ lệch lạc với người đọc, đặc biệt là các bạn trẻ.

Saturday, June 14, 2014

Đàn ông, phụ nữ và bóng đá


Vì sao đàn ông thích bóng đá? 


Gần như tất cả đàn ông hoặc những anh chỉ có một nửa đàn ông đều thích bóng đá đến điên cuồng. Không phân biệt già trẻ, không phân biệt giàu nghèo, không phân biệt tây - ta và không phân biệt trình độ văn hóa, trọng lượng cơ thể, tình trạng vệ sinh, hoàn cảnh xuất thân... đàn ông khắp thế giới này đều mong mỏi đến ngày hội bóng đá để gào thét, khóc lóc, cười nói hoặc vừa cười vừa nói vừa khóc lóc.

Sau nhiều năm nghiên cứu, nhiều nhà khoa học đã tập hợp các nguyên nhân lý giải điều đó:

1. Đàn ông thích bóng đá vì... đàn bà không thích bóng đá. Được chứng tỏ mình khác hẳn... tụi bên kia luôn luôn là niềm khao khát thầm kín của đàn ông.

2. Đàn ông thích bóng đá vì hầu như ai cũng đã từng đá bóng. Tuy phần lớn họ chả có năng khiếu gì, các trận đấu ấy chỉ còn dấu vết lờ mờ theo thời gian, nhưng đàn ông nào cũng tự hào là đáng ra họ đã thành một ngôi sao lớn.

3. Đàn ông thích bóng đá do hôm nay rất nhiều cầu thủ bóng đá cực giàu mà không phải... cắp sách đến trường. Bản chất đàn ông đều chán học, và bóng đá là cơ hội hùng hồn cho thấy chả học cũng... tốt như thường.

4. Đàn ông khoái bóng đá do nhiều trận bóng đá diễn ra lúc đêm khuya. Những dịp ra khỏi nhà vào lúc đêm khuya luôn luôn quý báu.

5. Đàn ông thích bóng đá vì trên sân bóng đá hiện nay có nhiều cô gái lúc reo hò thì... nhấc áo lên.

6. Đàn ông thích bóng đá vì bóng đá luôn dễ hiểu hơn so với điện ảnh, ca nhạc hoặc... cải lương. Đặc biệt dễ hiểu hơn so với văn học.

7. Một số đàn ông thích bóng đá nữ do đấy là một trong những cơ hội xem các cô gái mặc quần đùi.

8. Bóng đá có thể thay đổi vào phút cuối cùng. Đàn ông luôn luôn mơ ước được như thế, đặc biệt là trong hôn nhân.

9. Đàn ông luôn luôn mơ đá vào ai đó và tránh được ai đó đá vào mình.

10. Các cầu thủ hôm nay nếu nổi tiếng là mơ ước của các cô gái đẹp. Mà các cô gái đẹp là mơ ước của đàn ông.

11. Đàn ông thích xem bóng đá vì nếu không xem, có thể hỏi đứa bên cạnh mà vẫn biết được kết quả.

12. Khi theo dõi bóng đá, đàn ông nào cũng hạnh phúc khi cảm thấy mình thông minh hơn trọng tài.

13. Trong bóng đá, cái lý bao giờ cũng thuộc về kẻ thắng. Đàn ông rất thích điều này.

14. Bóng đá là môn duy nhất đôi lúc thắng lợi không phải do mình hay, mà do chúng nó đá phản lưới nhà. Đấy là thứ những đàn ông thiếu tự tin hy vọng.

15. Trong bóng đá, cầu thủ đẹp trai chưa chắc đã là cầu thủ giỏi. Mà hầu hết đàn ông trên đời này đều không đẹp trai. Chân lý ấy khiến họ sung sướng.

16. Khi đội nhà thất bại, khán giả có quyền đập phá. Đó là mong ước thầm kín của đàn ông.

17. Khi ghi bàn, cầu thủ được đồng đội thi nhau ôm chầm lấy, mà hầu hết đàn ông đều thích được ôm.

18. Khi xem bóng đá, đàn ông có quyền hát to những bài hát mà mình không thuộc.

19. Khi xem bóng đá, có thể túm cổ đứa ngồi bên cạnh. Khi xem phim hoặc xem ca nhạc chẳng làm được việc này.

20. Khi đi xem bóng đá với bồ nhí, khả năng bị vợ bắt gặp là con số không.

21. Đàn ông thích bóng đá có quyền khinh đứa nào không thích bóng đá. Với hội họa hay kịch nói thì không thể làm thế.

22. Cuối cùng, đàn ông thích bóng đá bởi nếu không thì họ thích gì?

Vì sao phụ nữ ghét bóng đá 

Lời tòa soạn: Có một thực tế không thể phủ nhận là hầu hết phụ nữ đều không thích bóng đá, thậm chí có cả những bà hoặc cô căm thù môn thể thao này.

Theo họ, tháng World Cup là tháng kinh hoàng, bị tra tấn, bị đảo lộn và để sống sót, họ chỉ còn cách di tản về nhà ngoại hoặc “giả nai” chịu đựng cho qua. Tại sao lại như thế? Dưới đây, chúng tôi xin đưa ra một số lý do để bạn đọc tham khảo nhằm thông cảm, chia sẻ hoặc thấu hiểu:

1. Phụ nữ không thích bóng đá vì suốt bao nhiêu năm họ đã kinh sợ nhìn chồng mình trong trang phục quần đùi rộng và áo may-ô, bây giờ lại phải nhìn trên truyền hình.

2. Phụ nữ không thích bóng đá vì cáu kỉnh khi thấy đàn ông khởi động hăng say, hò hét om sòm, làm đủ mọi động tác, chạy đủ mọi góc độ trên sân để rồi vào giây cuối cùng thì... sút ra ngoài.

3. Phụ nữ không thích bóng đá vì phần lớn các ông chồng của họ đều có thân hình khác xa so với cầu thủ bóng đá.

4. Phụ nữ không hiểu sao hai mươi hai người đàn ông lại tranh nhau một quả bóng khi họ có thể ngồi xuống và thì thầm thu xếp với nhau.

5. Phụ nữ vô cùng bực bội khi nhiều ông chồng có thể khóc vì đội Anh thua hoặc đội Pháp thắng nhưng lại dửng dưng khi vợ báo nhà đã hết tiền và con đang ốm.

6. Một số phụ nữ nghi rằng đàn ông đến sân không để xem bóng đá mà xem những đứa con gái đi xem bóng đá.

7. Phụ nữ không thích bóng đá vì không chịu nổi khi suy nghĩ rằng đầu của ông chồng mình hóa ra không bằng chân của chồng đứa khác.

8. Phụ nữ không thích bóng đá vì bóng đá chỉ hay khi có thắng thua, trong khi phần lớn cuộc sống của phụ nữ chỉ hay khi... hòa.

9. Phụ nữ không chịu nổi cảnh vợ của các cầu thủ bóng đá đều rất nổi tiếng mà chẳng phải làm gì.

10. Phụ nữ bất bình khi thấy cầu thủ phạm lỗi bị đuổi khỏi sân, theo họ, đáng ra phải đuổi khỏi nhà.

11. Phụ nữ tự hỏi “khi không đá bóng, cầu thủ phải làm gì?”, khoảng thời gian ấy theo họ rất khả nghi.

12. Phụ nữ không thích những anh đá phản lưới nhà mà vẫn được tha thứ.

13. Phụ nữ cay đắng khi thấy tất cả đàn ông khi xem bóng đá đều hò hét, nhưng trong cuộc sống, những chỗ cần hò hét thì họ im lặng...

14. Phụ nữ kinh hãi bóng đá vì bóng đá là nơi duy nhất đàn ông ôm nhau, nằm đè lên nhau một cách công khai trên sân (lúc ghi được bàn thắng).

15. Phụ nữ thất vọng vì bóng đá bởi sau khi đội nhà chiến thắng, họ ra chợ và thấy hàng hóa không hề rẻ đi. Ngược lại thì có.

16. Phụ nữ sợ hãi bóng đá vì trong cuộc đời, họ đã nhìn thấy rất nhiều bóng bay.

17. Phụ nữ không ưa bóng đá vì những người đàn ông được vào sân vào phút cuối cùng hầu như chỉ làm mất thời gian. Phụ nữ ghét đàn ông câu giờ.

18. Phụ nữ thích cảnh các cầu thủ cởi áo trên sân. Nhưng điều đó lại bị trọng tài thổi phạt.

19. Phụ nữ không sao hiểu nổi họ có số vòng một, vòng hai, vòng ba trong khi bóng đá chỉ có số ở vòng lưng.

20. Cuối cùng, phụ nữ không thích đàn ông đá bóng vì cho rằng “đá” là độc quyền của họ.

Vì sao người lương thiện cả đời gặp nỗi buồn và trắc trở?

Tôi đã tìm một người thầy thông thái và đạo hạnh xin chỉ bảo:

- Vì sao những người lương thiện như con lại thường xuyên cảm thấy khổ, mà những người ác lại vẫn sống tốt như vậy?

Thầy hiền hòa nhìn tôi trả lời:

- Nếu một người trong lòng cảm thấy khổ, điều đó nói lên rằng trong tâm người này có tồn tại một điều ác tương ứng. Nếu một người trong nội tâm không có điều ác nào, như vậy, người này sẽ không có cảm giác thống khổ. Vì thế, căn cứ theo đạo lý này, con thường cảm thấy khổ, nghĩa là nội tâm của con có tồn tại điều ác, con không phải là một người lương thiện thật sự. Mà những người con cho rằng là người ác, lại chưa hẳn là người thật sự ác.

Một người có thể vui vẻ mà sống, ít nhất nói rõ người này không phải là người ác thật sự.

Có cảm giác như bị xúc phạm, tôi không phục, liền nói:

- Con sao có thể là người ác được? Gần đây, tâm con rất lương thiện mà!

Thầy trả lời:

- Nội tâm không ác thì không cảm thấy khổ, con đã cảm thấy khổ, nghĩa là trong tâm con đang tồn tại điều ác. Con hãy nói về nỗi khổ của con, ta sẽ nói cho con biết, điều ác nào đang tồn tại trong con.

Tôi nói:

- Nỗi khổ của con thì rất nhiều! Có khi cảm thấy tiền lương thu nhập rất thấp, nhà ở cũng không đủ rộng, thường xuyên có “cảm giác thua thiệt” bởi vậy trong tâm con thường cảm thấy không thoải mái, cũng hy vọng mau chóng có thể cải biến tình trạng này; trong xã hội, không ít người căn bản không có văn hóa gì, lại có thể lưng quấn bạc triệu, con không phục; một trí thức văn hóa như con, mỗi tháng lại chỉ có một chút thu nhập, thật sự là không công bằng; người thân nhiều lúc không nghe lời khuyên của con, con cảm thấy không thoải mái…

Cứ như vậy, lần lượt tôi kể hết với thầy những nỗi thống khổ của mình.

Thầy gật đầu, mỉm cười, một nụ cười rất nhân từ đôn hậu, người từ tốn nói với tôi:

Thu nhập hiện tại của con đã đủ nuôi sống chính con và Gia đình. Con còn có cả phòng ốc để ở, căn bản là đã không phải lưu lạc nơi đầu đường xó chợ, chỉ là diện tích hơi nhỏ một chút, con hoàn toàn có thể không phải chịu những khổ tâm ấy.

- Nhưng, bởi vì nội tâm con có lòng tham đối với tiền tài và của cải, cho nên mới cảm thấy khổ. Loại lòng tham này là ác tâm, nếu con có thể vứt bỏ ác tâm ấy, con sẽ không vì những điều đó mà cảm thấy khổ nữa.

Trong xã hội có nhiều người thiếu văn hóa nhưng lại phát tài, rồi con lại cảm thấy không phục, đây chính là tâm đố kị. Tâm đố kị cũng là một loại ác tâm. Con tự cho mình là có văn hóa, nên cần phải có thu nhập cao, đây chính là tâm ngạo mạn. Tâm ngạo mạn cũng là ác tâm. Cho rằng có văn hóa thì phải có thu nhập cao, đây chính là tâm ngu si; bởi vì văn hóa không phải là căn nguyên của sự giàu có, kiếp trước làm việc thiện mới là nguyên nhân cho sự giàu có của kiếp này. Tâm ngu si cũng là ác tâm!

Người thân không nghe lời khuyên của con, con cảm thấy không thoải mái, đây là không rộng lượng. Dẫu là người thân của con, nhưng họ vẫn có tư tưởng và quan điểm của riêng mình, tại sao lại cưỡng cầu tư tưởng và quan điểm của họ bắt phải giống như con? Không rộng lượng sẽ dẫn đến hẹp hòi. Tâm hẹp hòi cũng là ác tâm.

Sư phụ tiếp tục mỉm cười:

- Lòng tham, tâm đố kỵ, ngạo mạn, ngu si, hẹp hòi, đều là những ác tâm. Bởi vì nội tâm của con chứa đựng những ác tâm ấy, nên những thống khổ mới tồn tại trong con. Nếu con có thể loại trừ những ác tâm đó, những thống khổ kia sẽ tan thành mây khói.”

Con đem niềm vui và thỏa mãn của mình đặt lên tiền thu nhập và của cải, con hãy nghĩ lại xem, căn bản con sẽ không chết đói và chết cóng; những người giàu có kia, thật ra cũng chỉ là không chết đói và chết cóng. Con đã nhận ra chưa, con có hạnh phúc hay không, không dựa trên sự giàu có bên ngoài, mà dựa trên thái độ sống của con mới là quyết định. Nắm chắc từng giây phút của cuộc đời, sống với thái độ lạc quan, hòa ái, cần cù để thay thế lòng tham, tính đố kỵ và ích kỷ; nội tâm của con sẽ dần chuyển hóa, dần thay đổi để thanh thản và bình an hơn.

- Trong xã hội, nhiều người không có văn hóa nhưng lại giàu có, con hãy nên vì họ mà vui vẻ, nên cầu chúc họ càng giàu có hơn, càng có nhiều niềm vui hơn mới đúng. Người khác đạt được, phải vui như người đó chính là con; người khác mất đi, đừng cười trên nỗi đau của họ. Người như vậy mới được coi là người lương thiện! Còn con, giờ thấy người khác giàu con lại thiếu vui, đây chính là tâm đố kị. Tâm đố kị chính là một loại tâm rất không tốt, phải kiên quyết tiêu trừ!”


Con cho rằng, con có chỗ hơn người, tự cho là giỏi. Đây chính là tâm ngạo mạn. Có câu nói rằng: “Ngạo mạn cao sơn, bất sinh đức thủy” (nghĩa là: ngọn núi cao mà ngạo mạn, sẽ không tạo nên loại nước tốt) người khi đã sinh lòng ngạo mạn, thì đối với thiếu sót của bản thân sẽ như có mắt mà không tròng, vì vậy, không thể nhìn thấy bản thân có bao nhiêu ác tâm, sao có thể thay đổi để tốt hơn. Cho nên, người ngạo mạn sẽ tự mình đóng cửa chặn đứng sự tiến bộ của mình. Ngoài ra, người ngạo mạn sẽ thường cảm thấy mất mát, dần dần sẽ chuyển thành tự ti. Một người chỉ có thể nuôi dưỡng lòng khiêm tốn, luôn bảo trì tâm thái hòa ái từ bi, nội tâm mới có thể cảm thấy tròn đầy và an vui.



- Kiếp trước làm việc thiện mới chính là nguyên nhân cho sự giàu có ở kiếp này, (trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu). Mà người thường không hiểu được nhân quả, trồng dưa lại muốn được đậu, trồng đậu lại muốn được dưa, đây là thể hiện của sự ngu muội. Chỉ có người chăm học Phật Pháp, mới có được trí huệ chân chính, mới thật sự hiểu được nhân quả, quy luật tuần hoàn của vạn vật trong vũ trụ, nội tâm mới có thể minh tỏ thấu triệt. Để từ đó, biết làm thế nào lựa chọn tư tưởng, hành vi và lời nói của mình cho phù hợp. Người như vậy, mới có thể theo ánh sáng hướng đến ánh sáng, từ yên vui hướng đến yên vui.”

- Bầu trời có thể bao dung hết thảy, nên rộng lớn vô biên, ung dung tự tại; mặt đất có thể chịu đựng hết thảy, nên tràn đầy sự sống, vạn vật đâm chồi! Một người sống trong thế giới này, không nên tùy tiện xem thường hành vi và lời nói của người khác. Dẫu là người thân, cũng không nên mang tâm cưỡng cầu, cần phải tùy duyên tự tại! Vĩnh viễn dùng tâm lương thiện giúp đỡ người khác, nhưng không nên cưỡng cầu điều gì.

- Nếu tâm một người có thể rộng lớn như bầu trời mà bao dung vạn vật, người đó sao có thể khổ đây?

Vị thầy khả kính nói xong những điều này, tiếp tục nhìn tôi với ánh mắt đầy nhân từ và bao dung độ lượng.

Ngồi im lặng hồi lâu…xưa nay tôi vẫn cho mình là một người rất lương thiện, mãi đến lúc này, phải! chỉ đến lúc này, tôi mới biết được trong tôi còn có một con người rất xấu xa, rất độc ác! Bởi vì nội tâm của tôi chứa những điều ác, nên tôi mới cảm thấy nhiều đau khổ đến thế. Nếu nội tâm của tôi không ác, sao tôi có thể khổ chứ ?

Xin cảm tạ thầy, nếu không được người khai thị dạy bảo, con vĩnh viễn sẽ không biết có một người xấu xa như vậy đang tồn tại trong con!

Friday, June 13, 2014

Thuyết quản lý vợ.

Tôi sắp lấy vợ. Các cụ thường nói: "Dạy con từ thủa còn thơ, dạy vợ từ thủa bơ vơ mới về". Tôi nghĩ "mình phải là người chồng cứng rắn, phải thiết quân luật từ đầu" Tôi phải nắm tất cả các quyết định trong cái gia đình tương lai của mình. Nên quản lý vợ như thế nào nhỉ?

Không, phải định nghĩa được quản lý vợ là gì đã. Sau đó phải xác định được mục tiêu của công cuộc quản lý đầy mạo hiểm này một cách bài bản, tiếp nữa là phương pháp tổ chức thực hiện thật kiên quyết và khôn khéo, cuối cùng là nghiệm thu kết quả. Toàn những công việc đòi hỏi một nghị lực phi thường. Lòng tôi nặng trĩu lo âu.

Thuyet-quan-ly-vo


Tôi đi lục tìm mua các sách về quản lý. Vồ được cuốn Tinh hoa quản lý, tôi mừng khôn xiết. Toàn những bậc thầy về khoa học quản lý hiện ra trước mắt tôi, nào F. W. Taylor, nào Henry Fayol, nào C.I Barnard, nào Max Weber... Tôi đọc ngấu nghiến. Không thấy một chương nào nói về quản lý vợ cả. Từ tâm trạng lo âu, tôi bắt đầu hốt hoảng. Không sao. Tôi định thần lại. Gia đình cũng là một tế bào của xã hội và cũng là một tổ chức. Vậy phải áp dụng sáng tạo lý luận về tổ chức của Max Weber, phải phân công rành mạch, phải thiết lập chế độ cấp bậc rõ ràng, phải xây dựng quy chế về chức quyền và chức trách, phải xử lý và truyền đạt công việc bằng văn bản...

Đám cưới diễn ra suôn sẻ. Tôi quyết định hết thảy trừ việc vợ tôi đề nghị được mặc áo dài thay cho váy ba tầng. Thì ra thần hồn nát thần tính, quản lý vợ chẳng có gì khó cả.

Một hôm, sau tuần trăng mật, tôi nói với vợ tôi:

- Theo em, làm thế nào anh có thế làm chủ trong một gia đình? Gương mặt vợ tôi rạng rỡ.

Nàng lao đến treo lên cổ tôi một vòng tay ấm áp và nói: - Có khó gì đâu anh. Anh cứ quyết định mọi việc thì làm chủ gia đình thực sự rồi.

Quả thực lúc đó tôi còn là thằng chồng non nớt nên nghe nàng nói mà mũi cứ nở ra. Tôi loay hoay viết bản "Quy chế gia đình", nhất nhất mọi việc đều được phát lệnh từ một trung tâm. Viết xong, thế hiện tính dân chủ, tôi đưa cho vợ tôi xem. Nàng tủm tỉm cười và buông một câu: "Tuyệt vời!". Chỉ ít lâu sau tôi mới thấm hiểu hai từ "tuyệt vời" kia không phải dành cho tôi mà dành cho nàng.

Nhà cửa bề bộn, tủ lạnh trống rỗng, bếp núc nguội tanh... mà nàng cứ hết giờ làm việc là sang nhà mẹ đẻ chơi, sang nhà các chị gái thăm các cháu. Tôi soát lại bản "Quy chế gia đình thì thấy thiếu điều khoản quy định: "Mọi người trong gia đình phải về nhà ngay lập tức sau giờ làm việc". Tôi đưa cho nàng xem và lại nhận được câu : "Tuyệt vời!". Sự việc không tiến triển, bếp núc vẫn nguội tanh, tủ lạnh vẫn trống rỗng, nhà cửa vẫn bề bộn.

Tôi không vừa lòng và hỏi nàng. Nàng nhìn tôi với đôi mắt thuần phục: - Em đang đợi quyết định của anh đây, anh yêu quý, bây giờ em nên làm việc gì trước?

Máu trong người tôi sôi lên nhưng chợt nghĩ tới bản "Quy chế gia đình" do chính mình soạn thảo không quy định rõ ràng trong các công việc hàng ngày kia, ai làm việc gì và việc gì làm trước, việc gì làm sau. Tôi đành buông một câu: - Sẽ thêm vào một điều khoản: "Từ nay mọi người trong gia đình phải có trách nhiệm tự giác dọn dẹp nhà cửa, đi chợ và nấu cơm". Hoan hô lý luận về tổ chức của Max Weber. Gia đình tôi đi vào ngăn nắp một cách lạ thường. Cả hai vợ chồng luôn luôn đi làm về đúng giờ. Sau đó người đi chợ, người dọn dẹp nhà cửa, rồi cùng nấu cơm. ăn xong nàng rửa bát, tôi giặt giũ...

Cứ thế, bản "Quy chế gia đình" do tôi soạn thảo có bổ sung dần các điều khoản mà mở đầu bao giờ cũng là "Mọi người trong gia đình phải...". Vấn đề quan trọng nhất là mọi việc trong gia đình đều phải do tôi điều hành và quyết định. Cho đến một hôm, bạn gái của vợ tôi đến chơi. Tôi ra bếp đun ấm nước tiếp khách thì nghe loáng thoáng cô bạn hỏi:

- Cậu làm cách nào mà quản lý anh ấy giỏi thế?

- Suỵt! - Vợ tôi nói rất nhỏ - Tuyệt mật. Khai thác lý thuyết sử dụng quyền lực theo kiểu truyền thống của Max Werber đấy.

Cô bạn reo lên:

- Truyền lại cho tớ đi, chồng tớ suốt ngày chỉ thấy nhậu nhẹt với thể thao, chẳng để ý gì đến gia đình cả.

Tự nhiên tôi cảm giác như đang đứng trên một con thuyền chòng chành trên sóng. Chẳng lẽ thuyết quản lý của Max Weber lại là thuyết quản lý ngược.

(Trích Nghệ thuật quản lý)

Bộ sưu tập Manga truyện tranh dao kiếm Nhật Bản (P2)














Bộ sưu tập Manga truyện tranh dao kiếm Nhật Bản (P1)















Bộ sưu tập Manga mỹ nhân Nhật Bản (P3)











Bộ sưu tập Manga mỹ nhân Nhật Bản (P2)