1. Trường âm:
Ta có 5 chữ cơ bản sau: あ い う え お, nếu các chữ này đứng sau những chữ có cùng vần với nó thì nó sẽ là trường âm và khi đọc ta sẽ đọc dài chữ đó.
VD: いいえ (iie): khi ta đọc 'i' ta kéo dài 1 chút rồi mới đọc 'e'.
ちいさい (chiisai): ta đọc 'chi' kéo dài 1 chút rồi mới đọc 'sai'.
Tuy nhiên có 2 vần đặc biệt đó là え và お. Ngoài chữ cùng vần với nó ra thì い còn là trường âm của え và う còn là trường âm của お.
VD: せんせい (sensei): ta đọc 'sen' rồi đọc 'se' kéo dài.
ぎんこう (ginkou): ta đọc 'gin' xong đọc 'ko' kéo dài.
Đối với 2 chữ え, お thì trường âm cùng vần với nó ít, nên ta phải học thuộc khi học. Còn lại thì trường âm của nó là い đối với え và う đối với お.
Phần trường âm rất đơn giản phải không, nhớ lưu ý chữ có vần え và お nhé.
2. Xúc âm:
Khi 1 chữ phía sau nó là chữ つ viết nhỏ.
VD: ざっし khác ざつし, にっき khác につき,…..
Khi đọc thì ta đọc chữ trước つ nhỏ, kết hợp với phụ âm của chữ sau つ nhỏ.
VD: ざっし (zasshi): đọc 'zas' hay nói kiểu tiếng Việt là 'giạs' rồi sau đó đọc 'shi'.
にっき (nikki): đọc 'nik' hay nói kiểu tiếng Việt là 'nịch' rồi sau đó đọc 'ki'.
Xúc âm cũng đơn giản đúng không nào!
[Bonus]: Mình cũng thêm 1 phần nhỏ nữa là vần い và ん, nó cũng như tiếng Việt mình.
VD: さい (sai): mình không đọc là 'sa' – 'i' mà đọc là 'sai'.
こんばん (konban): mình đọc 'kon' rồi 'ban'.
Dễ đúng không, như tiếng Việt, đó là một lợi thế khi người Việt học tiếng Nhật đấy. ん giống như 'n' vậy.
Youngdad Liem
0 nhận xét:
Post a Comment